Chương II: Andante con moto Giao hưởng số 8 (Schubert)

Chương II là sự luân phiên giữa hai chủ đề tương phản trong thể thức sonatia (một thể sonata không có phần phát triển) với đoạn coda bi thương và da diết có thể đóng vai trò như một phần kết luận của sự phát triển. Chủ đề ( câu nhạc đầu tiên được giới thiệu bởi kèn horn, bè dây trầm, bộ đồng và bè dây cao chơi đối âm. Chủ đề buồn thứ hai trong cung phụ sau bốn nốt nhạc không có hòa âm, giai điệu được chuyển sang cung Đô thăng thứ với bè violon I. Chủ đề này khởi đầu với clarinet độc tấu trong cung Đô thăng thứ và được tiếp tục với oboe độc tấu trong cung Đô giáng trưởng là một điển hình về sự đồng hành giữ cung trưởng với cung thứ trong ngôn ngữ hòa âm của Schubert. Một kết thúc với giai điệu mang tính bi kịch được diễn tấu bởi toàn dàn nhạc. Nó trở về trong cung Đô thăng thứ. Nó trở về trong cung Đô thăng thứ nhưng lại kết thúc ở Rê thăng trưởng (để hòa âm được cân bằng với Đô giáng thứ). Một chuyển tiếp ngắn trở về với cung chính Mi trưởng. Đi theo phần tái hiện, nó bắt đầu lại chủ đề thứ hai trong cung phụ La thứ thay vì ở cung song song Mi trưởng. Bắt đầu với oboe và tiếp nối bằng clarinet (tiếp tục vai trò của mình như trong phần trình bày). Đoạn kết chương nhạc bắt đầu với một chủ đề mới, đó đơn giản là sự diễn tấu hai nhịp âm hình ở đầu chương trong cung Mi trưởng. Nó mở đường cho sự chuyển tiếp đến bộ ba diễn tấu ngắn của bè violon thứ nhất, dẫn đến sự nhắc lại chủ đề đầu tiên được thực hiện bởi bộ gỗ trong cung có khoảng cách xa với Mi trưởng là La giáng trưởng . Theo sau bởi sự diễn tấu lại dẫn đến quay về cung Mi trưởng để diễn tấu mở rộng lần cuối cùng chủ đề thứ nhất. Dẫn đến giới hạn của sự dàn trải. điều kiện Dẫn đến Kết thúc chương hai

== Chương III và chương IV

Chủ đề Scherzo được dự định đưa vào chương III trở về chơi ở cung Si thứ, với phần biến tấu ở cung Son trưởng. Ba mươi nhịp đầu tiên của nó được lưu giữ đến ngày nay nằm trong quyển tổng phổ chính thức.{{}} Nhưng mọi thứ sau đhỉ nằm tong tổng phổ phác thảo. Chỉ có phần biến tấu đầu tiên là tồn tại. Hai phần biến tấu còn lại chỉ nằm trong tổng phổ nháp. Phần biến tấu đầu tiên như một phần tô điểm không có hòa âm. Phần biến tấu thứ hai hoàn toàn không có mặt trong tổng phổ chính thức.

Sau sự tiết lộ của Hüttenbrenner cho Herbeck về hai chương hoàn thành trong tác phẩm, một số nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc và học giả đã tìm cách chứng minh rằng bản giao hưởng đã hoàn thành mặc dù với cấu trúc chỉ có hai chương. Thêm nữa, cấu trúc riêng biệt ấy đã lôi cuốn công chúng yêu âm nhạc với niềm tin rằng đấy là tác phẩm mà Schubert ấp ủ nhất trong đời mình.

Có một sự thật là truyền thống Âm nhạc Cổ điển không đồng tình chấp nhận một giao hưởng có thể kết thúc ở một cung khác với cung mà nó bắt đầu. Thêm một sự thật không thể chối cãi nữa là Schubert đã bắt đầu với chương III ở cung Si thứ (30 nhịp bỏ dở trong tổng phổ chính thức và 112 nhịp nối tiếp trong tổng phổ phác thảo). Tất cả những luận điểm trên đã bác bỏ quan điểm cho rằng bản giao hưởng đã hoàn thành chỉ với hai chương.